Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

"Bỏ túi" những thông tin hữu ích nhất về kem chống nắng!

Kem chống nắng là sản phẩm chăm sóc da quen thuộc. Chúng ta đã nghe rất nhiều về những thông tin của kem chống nắng như UVA, UVB, chỉ số SPF, PA v.v... Nhưng các bạn đã thực sự hiểu về những thông tin này hay chưa? Cùng Authentic Store tìm hiểu về chúng để chọn được kem chống nắng phù hợp nhất nhé!


A. PHÂN LOẠI KEM CHỐNG NẮNG NHƯ THẾ NÀO?


Có một sự thật mà không phải ai cũng biết đó là có đến 2 loại kem chống nắng như sau:




phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học




1. Kem chống nắng vật lý:




Physical sunblock được cấu thành bởi các chất mà khi sử dụng sẽ nằm trên bề mặt da, tạo thành một lớp chắn vững chãi giúp phản xạ và ngăn chặn các tia UV, khiến chúng không thể xuyên thấu vào da được. Thành phần chính của kem chống nắng vật lý là titanium dioxide và zinc oxide (cả 2 đều bảo vệ tốt và ít gây kích ứng cho da) và phù hợp cho cả làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, loại này thường có nhược điểm là tạo nên một tấm màng trắng mờ khi thoa lên da.



2. Kem chống nắng hóa học



Chemical sunscreen hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, các hoạt chất sẽ tự xử lý và phân hủy trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Có một điều cần lưu ý là kem chống nắng hóa học thường chứa nhiều hóa chất để có thể bảo vệ làn da tránh khỏi cả hai loại tia UVA và UVB, vì vậy hàm lượng các thành phần hóa học như avobenzone, octinoxate… phải được tăng lên nên sẽ dễ gây kích ứng hơn, từ đó không phù hợp với da nhạy cảm hoặc làn da em bé.

B. CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG CỦA KEM CHỐNG NẮNG


1. UVA và UVB là gì?

UV (tia tử ngoại) là những tia do mặt trời phát ra với bức sóng dài ngắn khác nhau.
– UVA: tia tử ngoại có bức sóng dài, có thể xuyên qua tầng Ozone, quần áo, cửa kính,… và tác động đến tầng trung bì của da, gây nên những biến đổi nghiêm trọng như đứt gãy cấu trúc colagen, tế bào sừng, gây lão hóa, nám, sạm da,…
– UVB: tia tử ngoại có bức sóng ngắn, không có khả năng xuyên hoàn toàn qua Ozone, quần áo, cửa kính,… và chỉ có khả năng tác động đến tầng ngoại bì của da, gây mẫn đỏ, rát da, cháy, rám nắng,…



tác hại của tia cực tím

Mức độ ảnh hưởng của UVA, UVB với da



2. SPF và PA là gì?

SPF (Sun Protection Factor): yếu tố dùng để đánh giá thời gian và khả năng bảo vệ da trước tác hại của UVB của sản phẩm chống nắng.

➡️ Khi da tiếp xúc với UVB, mỗi SPF sẽ bảo vệ trung bình:

– Da trắng 10 phút
– Da trung bình 15 phút
– Da sậm màu 20 phút




cùng chỉ số spf sẽ bảo vệ từng màu da khác nhau
Cùng 1 chỉ số SPF sẽ có mức độ bảo vệ khác nhau tùy sắc tố da của bạn 


➡️ Từ đó ta có được thời gian bình quân các sản phẩm chống nắng bảo vệ da như sau:

– Da trung bình:
+ SPF 8 là 2h
+ SPF 15 là 3h45m
+ SPF 25 là 6h15m
+ SPF 30 là 7h30m
+ SPF 50 là 12h30m

– Da trắng
+ SPF 8 là 1.3h
+ SPF 15 là 2h30m
+ SPF 25 là 4.12h
+ SPF 30 là 5h
+ SPF 50 là 8.3m

Tuy nhiên các số liệu trên được ghi nhận trong điều kiện thí nghiệm khi kem chống nắng được thoa với mật độ 1ml/1cm2 da mặt và không chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh (mồ hôi, dầu nhờn, khói bụi, ma sát của quần áo,…) nên khi áp dụng vào thực tế kết quả sẽ không chính xác hoàn toàn. Vậy nên bạn cần tính toán thời gian thoa lại kem chống nắng với thời gian ngắn hơn từ 50-60% so với lý thuyết.

☀️ SPF 2 bảo vệ da tránh được 50% tia UVB
☀️ SPF 15 bảo vệ da tránh được 93% tia UVB
☀️ SPF 30 bảo vệ da tránh được 97% tia UVB
☀️ SPF 50 bảo vệ da tránh được 98% tia UVB
☀️ SPF 100 bảo vệ da tránh được 99% tia UVB





Mức độ bảo vệ da của từng chỉ số SPF



Chỉ số SPF càng cao đồng nghĩa với khả năng chống UVB càng lớn nhưng từ SPF 30 trở đi khoảng cách trong khả năng chống nắng của các SPF không còn lớn nên việc ưu tiên sản phẩm chống nắng có mức SPF quá cao là không cần thiết.



– PA: là yếu tố biểu thị khả năng bảo vệ da khỏi UVA của sản phẩm chống nắng. PA là tên gọi được các nhà nghiên cứu phát triển ở Nhật Bản nghĩ ra và đưa vào các sản phẩm chống nắng theo thang điểm PPD (Persistant Pigment Darkening).



mức đọ bảo vệ da của chỉ số pa


☀️ PA+ : 2 – 4 điểm PPD
☀️ PA++ : 4- 8 điểm PPD
☀️ PA+++ : trên 8 điểm PPD

Không có thời gian cũng như khả năng chống UVA chính xác mà PA thể hiện. Tuy nhiên ta có thể suy ra từ lý thuyết 10 điểm PPD có khả năng chống toàn bộ tia UVA để tính ra khả năng chống UVA của các sản phẩm chống nắng.


III. LƯU Ý KHI DÙNG CHỐNG NẮNG:

Sau đây là 11 lưu ý quan trọng bạn không thể bỏ qua để kem chống nắng phát huy tác dụng tối đa nhất!



lưu ý khi dùng kem chống nắng



1.  Dùng chống nắng kể cả khi bạn làm việc trong phòng. Như đã nói, UVA có thể xuyên qua cả cửa kính và quần áo. Và hãy chọn chống nắng có chỉ số SPF từ 45-25 nếu bạn chỉ ở trong bóng râm bởi SPF càng cao đồng nghĩa với khả năng kích ứng da càng lớn.

2.  Khả năng kem chống nắng hấp thụ vào da nhanh hay chậm phụ thuộc vào kết cấu lỏng hay đặc của sản phẩm. Vì vậy khi thời tiết nóng hãy chọn chống nắng dạng water-base, gel hay milk để sản phẩm thấm thấu nhanh.


3.  Đừng ngần ngại bỏ tiền mua các mẫu thử hoặc dùng thử kem chống nắng trong các siêu thị hoặc cửa hàng bởi bạn sẽ không muốn bỏ cả lọ chống nắng mới khui nắp đâu. Hãy thử các sản phẩm chống nắng có cồn (alcoholic) trước khi mua để chắn rằng bạn không dị ứng với cồn hoặc mùi cồn trong sản phẩm.


4.  Chọn chống nắng có khả năng kiềm dầu cho da dầu, dưỡng ẩm cho da khô. Đừng để da mặt trở thành chảo dầu hoặc sa mạc khô cằn.

5. Dưỡng ẩm trước khi thoa chống nắng: điều này giúp da hạn chế tiết dầu và bị bí bề mặt.

6.  Bôi đúng lượng kem phù hợp sao cho mỗi cm2 da được bao phủ bởi 1ml kem chống nắng. Tương đương một đồng xu đường kính 2cm (một muỗng cà phê đầy) cho mặt và 30g cho toàn thân.

7. Chỉ tiếp xúc với nắng sau một khoảng thời gian thoa chống nắng. Hãy dành 5-10 phút nếu dùng sunblock và từ 15-30 phút nếu dùng suncreen.


8.  Thoa lại chống nắng sau mỗi 2 giờ. Thoa sớm hơn (khoảng 1 giờ) nếu bạn ra nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước, những hoạt động làm trôi kem. Như đã đề cập ở trên, SPF chỉ phản ánh đúng sự thật khi nó làm việc trong điều kiện chuẩn thôi.


9.  Dùng tẩy trang cuối ngày nếu bạn dùng chống nắng bởi sữa rửa mặt thường không thể lấy sạch gốc dầu trong chống nắng. Và nhớ rằng nếu để chống nắng ở lại trên da thì điều đó chẳng khác gì trang điểm mà không tẩy trang.


10. Ưu tiên chọn chống nắng có chiết suất thiên nhiên (organic) và hạn chế các thành phần gây hại bởi chống nắng sẽ ở lâu trên da bạn. Chọn chống nắng có khả năng chống thấm nước (waterproof) khi dùng cho các hoạt động tiếp xúc nhiều với nước.

11.  Điều quan trọng là quần áo, khẩu trang vẫn luôn là công cụ đắc lực giúp lọc UVB hiệu quả, nên hãy luôn mặc áo khoác, quần dài và đeo khẩu trang khi ra nắng. Và nhớ rằng áo quần màu càng sậm thì khả năng chống UVB càng cao.

- - -


Chắc hẳn các bạn đã "bỏ túi" được những điều hữu ích nhất về kem chống nắng. Authentic Store chúc các bạn có một làn da khỏe để luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời nhé!

.pl.




Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét